a picture of magnifying glass
Search

Choose from website modes:

a picture of global
Languages
question mark icon
I need help now
Get information on how to get help in an emergency.
Click to leave website and go to Google.

Tòa án gia đình

Tòa án gia đình

Family court

Family court

Trên trang này, chúng tôi nói về tòa án gia đình.

Tòa án gia đình là nơi thẩm phán đưa ra các quyết định pháp lý cho gia đình và trẻ em.

Trên trang này:

  • Tòa án gia đình là gì
  • Các lựa chọn của quý vị trước khi ra tòa án gia đình
  • Sẵn sàng cho phiên tòa gia đình
  • Thẩm phán sẽ quyết định như thế nào về điều gì xảy ra với con quý vị
  • Hỗ trợ cho quý vị

Tòa án gia đình là gì

Tại tòa án gia đình, thẩm phán sẽ đưa ra quyết định pháp lý cho gia đình quý vị.

Ví dụ, họ sẽ đưa ra quyết định pháp lý cho:

  • quý vị
  • bạn đời của quý vị, như bạn trai hay bạn gái
  • con cái của quý vị.

Họ sẽ nghĩ đến điều con quý vị cần trước tiên.

Quý vị có thể chọn ra tòa án gia đình nếu:

  • quý vị chia tay với bạn đời của mình
  • quý vị và người bạn đời không thể thống nhất về việc con quý vị sẽ sống với ai.

Tất cả trẻ em ở Úc đều có quyền được an toàn và hạnh phúc.

Quyền hạn là các quy tắc về cách mọi người phải đối xử với quý vị:

  • công bằng
  • bình đẳng.

Chúng cũng có quyền có mối quan hệ an toàn với cha mẹ mình.

Mối quan hệ của quý vị với ai đó là cách quý vị kết nối với họ.

Tòa án gia đình có luật giống nhau ở hầu hết các tiểu bang và vùng lãnh thổ trên khắp nước Úc.

Tây Úc có luật riêng dành cho tòa án gia đình.

Tất cả các tòa án gia đình ở Úc đều tuân theo một đạo luật gọi là Đạo luật Luật Gia đình (Family Law Act) năm 1975.

Tòa án gia đình ở Tây Úc cũng tuân theo một đạo luật gọi là Đạo luật Tòa án Gia đình TâyÚc (Western Australia Family Court Act) năm 1997.

Quý vị có thể tìm hiểu thêm về luật này trên trang mạng của Chính phủ Úc.

Việc thông qua tòa án gia đình có thể rất căng thẳng.

Nhưng luôn có sự giúp đỡ và hỗ trợ.

Các lựa chọn của quý vị trước khi ra tòa án gia đình

Có những lựa chọn khác mà quý vị có thể chọn thay vì đến tòa án gia đình.

Nếu mối quan hệ của quý vị với bạn đời kết thúc, cả hai có thể ký thỏa thuận về cách quý vị sẽ chăm sóc con mình.

Thỏa thuận này được gọi là thỏa thuận nuôi dạy con cái.

Khi đó tòa án gia đình sẽ:

  • kiểm tra thỏa thuận nuôi dạy con đã ký của quý vị
  • đồng ý với thoả thuận đó.

Quý vị sẽ cần quay lại tòa án gia đình nếu muốn thay đổi thỏa thuận của mình.

Quý vị có thể tìm hiểu thêm về cách thực hiện thỏa thuận này trên trang mạng của Tòa án Gia đình và Liên bang Úc (Federal Circuit and Family Court of Australia).

Quý vị không cần phải tự mình lập thỏa thuận nuôi dạy con cái.

Quý vị có thể gọi đến Đường dây Tư vấn Quan hệ Gia đình (Family Relationship Advice Line) để được trợ giúp và hỗ trợ.

1800 050 321

Quý vị có thể tìm hiểu thêm về Đường dây Tư vấn Mối quan hệ Gia đình (Family Relationships Advice Line) trên trang mạng Mối quan hệ Gia đình (Family Relationships).

Quý vị cũng có thể nhận được hỗ trợ thông qua dịch vụ pháp lý tại khu vực địa phương của quý vị.

Quý vị có thể truy cập trang mạng củaTrung tâm Pháp lý Cộng đồng (Community Legal Centres) để biết thêm thông tin.

Sẵn sàng cho phiên tòa gia đình

Quý vị có thể cần phải ra tòa án gia đình nếu:

  • quý vị không thể thỏa thuận với người bạn đời cũ về việc con quý vị sẽ sống với ai
  • quý vị muốn ly hôn
  • quý vị muốn bán căn nhà mà quý vị và người bạn đời cũ cùng sở hữu.

Quý vị sẽ cần một luật sư gia đình nếu quý vị ra tòa án gia đình.

Luật sư là người biết và hiểu luật.

Luật sư gia đình sẽ giải thích cho quý vị những gì xảy ra tại tòa án gia đình.

Họ cũng có thể giúp quý vị nhận được sự hỗ trợ cần thiết để tham gia phiên tòa gia đình.

Ví dụ, quý vị có thể cần:

  • một phiên dịch viên
  • công nghệ giúp quý vị giao tiếp.

Phiên dịch viên là người có thể giúp quý vị hiểu thông tin bằng ngôn ngữ của quý vị.

Tòa án gia đình phải công bằng với mọi người.

Điều này bao gồm nếu quý vị bị khuyết tật.

Quý vị có thể nhận trợ giúp pháp lý nếu quý vị không kiếm được nhiều tiền.

Ví dụ, nếu tiền của quý vị đến từ khoản thanh toán hỗ trợ khuyết tật.

Quý vị có thể truy cập trang mạng của Tòa án Gia đình và Liên bang Úc (Federal Circuit and Family Court of Australia) để biết thêm thông tin.

Quý vị nên nói với luật sư gia đình của mình nếu quý vị từng trải qua bạo hành trong nhà và bạo hành gia đình trong mối quan hệ với người yêu cũ.

Bạo hành trong nhà và bạo hành gia đình là khi một người thân thiết làm tổn thương quý vị, chẳng hạn như:

  • bạn đời của quý vị, như bạn trai hay bạn gái
  • người trong gia đình quý vị
  • người chăm sóc quý vị
  • người nào đó quý vị sống cùng.

Thẩm phán sẽ suy nghĩ về cách quý vị và con quý vị có thể được an toàn khi họ đưa ra quyết định.

Tòa án gia đình cũng sẽ đảm bảo quý vị được an toàn khi ra tòa.

Người khuyết tật có thể trải nghiệm tòa án gia đình như thế nào

Tòa án gia đình có thể muốn biết tình trạng khuyết tật của quý vị ảnh hưởng như thế nào đến khả năng nuôi dạy con cái của quý vị.

Ví dụ, nếu tình trạng khuyết tật của quý vị khiến quý vị khó thực hiện những nhiệm vụ quan trọng cho con mình.

Quý vị nên suy nghĩ về cách quý vị sẽ:

  • tự mình quản lý những công việc quan trọng của con quý vị
  • trả lời các câu hỏi về khả năng của quý vị trước khi ra tòa án gia đình.

Một số cha mẹ có thể bị phân biệt đối xử tại tòa án gia đình vì tình trạng khuyết tật của họ.

Ví dụ, thẩm phán có thể cho rằng con quý vị gặp nguy hiểm chỉ vì quý vị bị khuyết tật.

Phân biệt đối xử là khi mọi người hoặc dịch vụ đối xử không công bằng với quý vị vì một phần trong con người quý vị.

Quý vị nên nói chuyện với luật sư của mình nếu quý vị lo lắng rằng điều này có thể xảy ra với mình.

Thẩm phán sẽ quyết định như thế nào về điều gì xảy ra với con quý vị

Thẩm phán sẽ suy nghĩ về 3 điều khi họ quyết định điều gì sẽ xảy ra với con quý vị.

1. Những điều quý vị cần làm cho con mình

2. Quý vị dành bao nhiêu thời gian cho con cái?

3. Quý vị chi bao nhiêu tiền cho con cái?

1. Những điều quý vị cần làm cho con mình

Thẩm phán sẽ suy nghĩ về những gì quý vị và người bạn đời cũ của quý vị cần làm để chăm sóc con cái.

Luật quy định rằng trong hầu hết các trường hợp, quý vị và người bạn đời cũ đều phải chăm sóc con cái.

Ngay cả khi quý vị chia tay.

Điều này có nghĩa là cả hai cần phải:

  • hỗ trợ con cái của mình
  • đưa ra những quyết định quan trọng cho chúng.

Thẩm phán có thể quyết định:

  • nhiệm vụ nào mỗi cha/mẹ làm cho con mình, như ai sẽ đưa con đến trường
  • đứa trẻ sẽ sống với cha/mẹ nào.

Thẩm phán có thể quyết định rằng quý vị hoặc người bạn đời cũ của quý vị không thể:

  • giữ con quý vị an toàn
  • chăm sóc chúng đúng cách.

Họ có thể quyết định rằng con quý vị cần phải sống với người giám hộ.

Người giám hộ là người đưa ra quyết định cho trẻ.

Người giám hộ có thể là:

  • một người trong gia đình
  • một người bạn.

2. Quý vị dành bao nhiêu thời gian cho con cái?

Thẩm phán sẽ cân nhắc xem quý vị nên dành bao nhiêu thời gian cho con mình.

Họ sẽ xem xét:

  • tuổi của con quý vị
  • quý vị sống có gần với người bạn đời cũ không.

Không có quy định nào tại tòa án gia đình bắt buộc con cái phải dành cùng một khoảng thời gian với cha hoặc mẹ.

3. Quý vị chi bao nhiêu tiền cho con cái?

Thẩm phán cũng sẽ cân nhắc xem quý vị và bạn đời cũ nên chi bao nhiêu tiền cho con cái của mình.

Ví dụ, quý vị có thể cần phải chi nhiều tiền hơn cho con cái nếu quý vị kiếm được nhiều tiền hơn bạn đời cũ.

Quý vị và bạn đời cũ đều cần phải hỗ trợ tiền cho con cái.

Điều này sẽ xảy ra ngay cả khi con quý vị chỉ sống với cha hoặc mẹ.

Quý vị và bạn đời cũ của quý vị có thể đồng ý về một kế hoạch không chính thức về tiền bạc cho con cái của quý vị.

Khi một điều gì đó không chính thức, các quy tắc về điều đó không nghiêm ngặt lắm.

Hoặc thẩm phán có thể ra án lệnh cho một cha/mẹ phải trả tiền cấp dưỡng nuôi con thông qua Dịch vụ Úc (Services Australia).

Cấp dưỡng nuôi con là khi thẩm phán ra án lệnh cho một bên cha/mẹ phải trả tiền cho bên kia đang chăm sóc con cái họ.

Hỗ trợ cho quý vị

Mỗi tiểu bang và vùng lãnh thổ ở Úc đều có dịch vụ hỗ trợ pháp lý dành cho những người từng trải qua bạo hành trong nhà và bạo hành gia đình.

Các dịch vụ hỗ trợ pháp lý này được gọi là Dịch vụ Hỗ trợ Bênh vực Gia đình (FASS).

FASS có thể cung cấp cho quý vị:

  • tư vấn pháp luật miễn phí
  • hỗ trợ nếu quý vị cần ra tòa.

Quý vị có thể truy cập trang mạng Dịch vụ Hỗ trợ Bênh vực Gia đình (Family Advocacy Support Services) để biết thêm thông tin.

Quý vị cũng có thể gọi FASS bất cứ lúc nào.

Ví dụ: nếu quý vị cần rời bỏ một mối quan hệ nhưng trước tiên muốn được tư vấn pháp lý.

1800 737 732

Có những dịch vụ hỗ trợ khác mà quý vị có thể sử dụng.

Ví dụ, quý vị có thể nhận được tư vấn.

Tư vấn là khi quý vị làm việc với ai đó để khám phá cách quý vị suy nghĩ và cảm nhận.

Điều này có thể giúp quý vị:

  • đạt được mục tiêu
  • cảm thấy an toàn
  • học những kỹ năng
  • hiểu chuyện gì đã xảy ra với quý vị.

Quý vị có thể tìm hiểu thêm trên trang của chúng tôi về hỗ trợ dành cho quý vị.

Nếu quý vị sinh ra ở ngoài nước Úc, quý vị có thể tìm hiểu thêm về các quyền của mình khi mối quan hệ kết thúc trên Trang mạng của Trung Tâm về Các Quyền và Tư Vấn về Di Trú (Immigration and Rights Advice Centre).

Trên trang này, chúng tôi nói về tòa án gia đình.

Tòa án gia đình là nơi thẩm phán đưa ra các quyết định pháp lý cho gia đình và trẻ em.

Trên trang này:

  • Tòa án gia đình là gì
  • Các lựa chọn của quý vị trước khi ra tòa án gia đình
  • Sẵn sàng cho phiên tòa gia đình
  • Thẩm phán sẽ quyết định như thế nào về điều gì xảy ra với con quý vị
  • Hỗ trợ cho quý vị

Tòa án gia đình là gì

Tại tòa án gia đình, thẩm phán sẽ đưa ra quyết định pháp lý cho gia đình quý vị.

Ví dụ, họ sẽ đưa ra quyết định pháp lý cho:

  • quý vị
  • bạn đời của quý vị, như bạn trai hay bạn gái
  • con cái của quý vị.

Họ sẽ nghĩ đến điều con quý vị cần trước tiên.

Quý vị có thể chọn ra tòa án gia đình nếu:

  • quý vị chia tay với bạn đời của mình
  • quý vị và người bạn đời không thể thống nhất về việc con quý vị sẽ sống với ai.

Tất cả trẻ em ở Úc đều có quyền được an toàn và hạnh phúc.

Quyền hạn là các quy tắc về cách mọi người phải đối xử với quý vị:

  • công bằng
  • bình đẳng.

Chúng cũng có quyền có mối quan hệ an toàn với cha mẹ mình.

Mối quan hệ của quý vị với ai đó là cách quý vị kết nối với họ.

Tòa án gia đình có luật giống nhau ở hầu hết các tiểu bang và vùng lãnh thổ trên khắp nước Úc.

Tây Úc có luật riêng dành cho tòa án gia đình.

Tất cả các tòa án gia đình ở Úc đều tuân theo một đạo luật gọi là Đạo luật Luật Gia đình (Family Law Act) năm 1975.

Tòa án gia đình ở Tây Úc cũng tuân theo một đạo luật gọi là Đạo luật Tòa án Gia đình TâyÚc (Western Australia Family Court Act) năm 1997.

Quý vị có thể tìm hiểu thêm về luật này trên trang mạng của Chính phủ Úc.

Việc thông qua tòa án gia đình có thể rất căng thẳng.

Nhưng luôn có sự giúp đỡ và hỗ trợ.

Các lựa chọn của quý vị trước khi ra tòa án gia đình

Có những lựa chọn khác mà quý vị có thể chọn thay vì đến tòa án gia đình.

Nếu mối quan hệ của quý vị với bạn đời kết thúc, cả hai có thể ký thỏa thuận về cách quý vị sẽ chăm sóc con mình.

Thỏa thuận này được gọi là thỏa thuận nuôi dạy con cái.

Khi đó tòa án gia đình sẽ:

  • kiểm tra thỏa thuận nuôi dạy con đã ký của quý vị
  • đồng ý với thoả thuận đó.

Quý vị sẽ cần quay lại tòa án gia đình nếu muốn thay đổi thỏa thuận của mình.

Quý vị có thể tìm hiểu thêm về cách thực hiện thỏa thuận này trên trang mạng của Tòa án Gia đình và Liên bang Úc (Federal Circuit and Family Court of Australia).

Quý vị không cần phải tự mình lập thỏa thuận nuôi dạy con cái.

Quý vị có thể gọi đến Đường dây Tư vấn Quan hệ Gia đình (Family Relationship Advice Line) để được trợ giúp và hỗ trợ.

1800 050 321

Quý vị có thể tìm hiểu thêm về Đường dây Tư vấn Mối quan hệ Gia đình (Family Relationships Advice Line) trên trang mạng Mối quan hệ Gia đình (Family Relationships).

Quý vị cũng có thể nhận được hỗ trợ thông qua dịch vụ pháp lý tại khu vực địa phương của quý vị.

Quý vị có thể truy cập trang mạng củaTrung tâm Pháp lý Cộng đồng (Community Legal Centres) để biết thêm thông tin.

Sẵn sàng cho phiên tòa gia đình

Quý vị có thể cần phải ra tòa án gia đình nếu:

  • quý vị không thể thỏa thuận với người bạn đời cũ về việc con quý vị sẽ sống với ai
  • quý vị muốn ly hôn
  • quý vị muốn bán căn nhà mà quý vị và người bạn đời cũ cùng sở hữu.

Quý vị sẽ cần một luật sư gia đình nếu quý vị ra tòa án gia đình.

Luật sư là người biết và hiểu luật.

Luật sư gia đình sẽ giải thích cho quý vị những gì xảy ra tại tòa án gia đình.

Họ cũng có thể giúp quý vị nhận được sự hỗ trợ cần thiết để tham gia phiên tòa gia đình.

Ví dụ, quý vị có thể cần:

  • một phiên dịch viên
  • công nghệ giúp quý vị giao tiếp.

Phiên dịch viên là người có thể giúp quý vị hiểu thông tin bằng ngôn ngữ của quý vị.

Tòa án gia đình phải công bằng với mọi người.

Điều này bao gồm nếu quý vị bị khuyết tật.

Quý vị có thể nhận trợ giúp pháp lý nếu quý vị không kiếm được nhiều tiền.

Ví dụ, nếu tiền của quý vị đến từ khoản thanh toán hỗ trợ khuyết tật.

Quý vị có thể truy cập trang mạng của Tòa án Gia đình và Liên bang Úc (Federal Circuit and Family Court of Australia) để biết thêm thông tin.

Quý vị nên nói với luật sư gia đình của mình nếu quý vị từng trải qua bạo hành trong nhà và bạo hành gia đình trong mối quan hệ với người yêu cũ.

Bạo hành trong nhà và bạo hành gia đình là khi một người thân thiết làm tổn thương quý vị, chẳng hạn như:

  • bạn đời của quý vị, như bạn trai hay bạn gái
  • người trong gia đình quý vị
  • người chăm sóc quý vị
  • người nào đó quý vị sống cùng.

Thẩm phán sẽ suy nghĩ về cách quý vị và con quý vị có thể được an toàn khi họ đưa ra quyết định.

Tòa án gia đình cũng sẽ đảm bảo quý vị được an toàn khi ra tòa.

Người khuyết tật có thể trải nghiệm tòa án gia đình như thế nào

Tòa án gia đình có thể muốn biết tình trạng khuyết tật của quý vị ảnh hưởng như thế nào đến khả năng nuôi dạy con cái của quý vị.

Ví dụ, nếu tình trạng khuyết tật của quý vị khiến quý vị khó thực hiện những nhiệm vụ quan trọng cho con mình.

Quý vị nên suy nghĩ về cách quý vị sẽ:

  • tự mình quản lý những công việc quan trọng của con quý vị
  • trả lời các câu hỏi về khả năng của quý vị trước khi ra tòa án gia đình.

Một số cha mẹ có thể bị phân biệt đối xử tại tòa án gia đình vì tình trạng khuyết tật của họ.

Ví dụ, thẩm phán có thể cho rằng con quý vị gặp nguy hiểm chỉ vì quý vị bị khuyết tật.

Phân biệt đối xử là khi mọi người hoặc dịch vụ đối xử không công bằng với quý vị vì một phần trong con người quý vị.

Quý vị nên nói chuyện với luật sư của mình nếu quý vị lo lắng rằng điều này có thể xảy ra với mình.

Thẩm phán sẽ quyết định như thế nào về điều gì xảy ra với con quý vị

Thẩm phán sẽ suy nghĩ về 3 điều khi họ quyết định điều gì sẽ xảy ra với con quý vị.

1. Những điều quý vị cần làm cho con mình

2. Quý vị dành bao nhiêu thời gian cho con cái?

3. Quý vị chi bao nhiêu tiền cho con cái?

1. Những điều quý vị cần làm cho con mình

Thẩm phán sẽ suy nghĩ về những gì quý vị và người bạn đời cũ của quý vị cần làm để chăm sóc con cái.

Luật quy định rằng trong hầu hết các trường hợp, quý vị và người bạn đời cũ đều phải chăm sóc con cái.

Ngay cả khi quý vị chia tay.

Điều này có nghĩa là cả hai cần phải:

  • hỗ trợ con cái của mình
  • đưa ra những quyết định quan trọng cho chúng.

Thẩm phán có thể quyết định:

  • nhiệm vụ nào mỗi cha/mẹ làm cho con mình, như ai sẽ đưa con đến trường
  • đứa trẻ sẽ sống với cha/mẹ nào.

Thẩm phán có thể quyết định rằng quý vị hoặc người bạn đời cũ của quý vị không thể:

  • giữ con quý vị an toàn
  • chăm sóc chúng đúng cách.

Họ có thể quyết định rằng con quý vị cần phải sống với người giám hộ.

Người giám hộ là người đưa ra quyết định cho trẻ.

Người giám hộ có thể là:

  • một người trong gia đình
  • một người bạn.

2. Quý vị dành bao nhiêu thời gian cho con cái?

Thẩm phán sẽ cân nhắc xem quý vị nên dành bao nhiêu thời gian cho con mình.

Họ sẽ xem xét:

  • tuổi của con quý vị
  • quý vị sống có gần với người bạn đời cũ không.

Không có quy định nào tại tòa án gia đình bắt buộc con cái phải dành cùng một khoảng thời gian với cha hoặc mẹ.

3. Quý vị chi bao nhiêu tiền cho con cái?

Thẩm phán cũng sẽ cân nhắc xem quý vị và bạn đời cũ nên chi bao nhiêu tiền cho con cái của mình.

Ví dụ, quý vị có thể cần phải chi nhiều tiền hơn cho con cái nếu quý vị kiếm được nhiều tiền hơn bạn đời cũ.

Quý vị và bạn đời cũ đều cần phải hỗ trợ tiền cho con cái.

Điều này sẽ xảy ra ngay cả khi con quý vị chỉ sống với cha hoặc mẹ.

Quý vị và bạn đời cũ của quý vị có thể đồng ý về một kế hoạch không chính thức về tiền bạc cho con cái của quý vị.

Khi một điều gì đó không chính thức, các quy tắc về điều đó không nghiêm ngặt lắm.

Hoặc thẩm phán có thể ra án lệnh cho một cha/mẹ phải trả tiền cấp dưỡng nuôi con thông qua Dịch vụ Úc (Services Australia).

Cấp dưỡng nuôi con là khi thẩm phán ra án lệnh cho một bên cha/mẹ phải trả tiền cho bên kia đang chăm sóc con cái họ.

Hỗ trợ cho quý vị

Mỗi tiểu bang và vùng lãnh thổ ở Úc đều có dịch vụ hỗ trợ pháp lý dành cho những người từng trải qua bạo hành trong nhà và bạo hành gia đình.

Các dịch vụ hỗ trợ pháp lý này được gọi là Dịch vụ Hỗ trợ Bênh vực Gia đình (FASS).

FASS có thể cung cấp cho quý vị:

  • tư vấn pháp luật miễn phí
  • hỗ trợ nếu quý vị cần ra tòa.

Quý vị có thể truy cập trang mạng Dịch vụ Hỗ trợ Bênh vực Gia đình (Family Advocacy Support Services) để biết thêm thông tin.

Quý vị cũng có thể gọi FASS bất cứ lúc nào.

Ví dụ: nếu quý vị cần rời bỏ một mối quan hệ nhưng trước tiên muốn được tư vấn pháp lý.

1800 737 732

Có những dịch vụ hỗ trợ khác mà quý vị có thể sử dụng.

Ví dụ, quý vị có thể nhận được tư vấn.

Tư vấn là khi quý vị làm việc với ai đó để khám phá cách quý vị suy nghĩ và cảm nhận.

Điều này có thể giúp quý vị:

  • đạt được mục tiêu
  • cảm thấy an toàn
  • học những kỹ năng
  • hiểu chuyện gì đã xảy ra với quý vị.

Quý vị có thể tìm hiểu thêm trên trang của chúng tôi về hỗ trợ dành cho quý vị.

Nếu quý vị sinh ra ở ngoài nước Úc, quý vị có thể tìm hiểu thêm về các quyền của mình khi mối quan hệ kết thúc trên Trang mạng của Trung Tâm về Các Quyền và Tư Vấn về Di Trú (Immigration and Rights Advice Centre).